Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Du học Nhật Bản luôn hấp dẫn vì kiếm được nhiều tiền

 Đi du học Nhật Bản mới biết nó như thế nào, cơ hội việc làm lớn , quá nhiều việc làm thêm lương lại cao bảo sao nhiều người muốn đi là vì thế
Theo báo cáo mới nhất của Bộ GD-ĐT, trong số 130.000 công dân Việt Nam đang học tập ở nước ngoài thì số du học sinh tại Nhật Bản là đông nhất, lên tới 38.000 học sinh. Điểm hấp dẫn nhất đối với du học sinh ở đất nước này là cơ hội làm thêm.

Nhu cầu đi du học Nhật Bản năm 2017 tăng vượt bậc

Các bạn thân mến
Hiện nay nhu cầu đi du học ở Nhật bản ngày càng nhiều, các bạn trẻ đã nắm bắt được cơ hội xây dựng tương lai vững chắc tại nền giáo dục Nhật Bản
Nhiều chuyên gia, nhà giáo dục của Việt Nam, Nhật Bản tại hội thảo Hợp tác giáo dục Việt Nam - Nhật Bản do báo Tuổi Trẻ phối hợp với báo Mainichi (Nhật Bản) tổ chức chiều 18-11 tại trung tâm hội nghị GEM (TP.HCM) cho biết sức hút của Nhật Bản đối với du học sinh châu Á, trong đó có Việt Nam, là rất lớn.
Đi du học Nhật Bản 
từ phổ thông
Ông Takebe Tsutomu, cố vấn đặc biệt cho Liên minh nghị sĩ Nhật - Việt, trưởng ban tổ chức Lễ hội Nhật Bản - Việt Nam, cho biết ông từng là một học sinh lớn lên ở vùng quê nhỏ thuộc Nhật Bản, nhờ sự chăm sóc và được ba mẹ cho học hành đã có cơ hội để vươn lên, thực hiện những ước mơ của mình.
Ông khuyên các bạn trẻ Việt Nam nên nuôi hoài bão lớn và coi học tập là một con đường quan trọng để đi 
đến thành công.
Đồng tình với ý kiến đó, ông Nguyễn Xuân Thành, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), khẳng định hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu, trong đó có việc học sinh các nước đến Việt Nam và Việt Nam đến nước khác.
Trong xu thế đó, Việt Nam tìm đến du học tại Nhật Bản không chỉ bắt đầu từ bậc ĐH mà có cả những học sinh từ phổ thông.
Hiện nay Việt Nam có hơn 25.000 học sinh chọn học tiếng Nhật ở phổ thông. Môn tiếng Nhật là một trong năm ngoại ngữ được học sinh chọn thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Một số trường mầm non Việt Nam đã hợp tác với Nhật Bản ngay từ giáo dục mầm non.
“Muốn du học được thì phải hiểu biết về hệ thống giáo dục Nhật Bản để việc học tập và định hướng tương lai được đi đúng hướng. Bộ GD-ĐT hoan nghênh sáng kiến của hai báo về việc tổ chức hội thảo như thế này để cung cấp thông tin, tạo nhiều cơ hội để học sinh Việt Nam tiếp cận trực tiếp với các trường ĐH, trung học của Nhật Bản”, ông Thành nói.
Có mặt tại hội thảo, bạn Huỳnh Kim Ngân, học sinh lớp 11 Trường THPT Marie Curie (TP.HCM), cho biết đã có sáu năm học tiếng Nhật và đang mong muốn sẽ đi du học Nhật Bản sau khi tốt nghiệp THPT.
“Tôi nhận thấy văn hóa Nhật Bản rất đặc biệt nên đã theo học tiếng Nhật nhiều năm nay và hôm nay (18-11) đến đây để tìm hiểu thêm về các trường ĐH tại Nhật Bản rồi chọn ngành mà mình yêu thích” - 
Kim Ngân chia sẻ.
Vì sao Nhật hấp dẫn 
du học sinh Việt Nam?
Đưa số liệu về sự tăng vọt của du học sinh Việt Nam vào Nhật Bản, ông Osamu Nakayama, chủ tịch Trường ĐH Reitaku, cho biết các trường ĐH và xã hội Nhật Bản đón nhận nguồn nhân lực từ Việt Nam với tín hiệu tích cực.
Thậm chí, nhiều trường ĐH tại Nhật Bản đào tạo người nước ngoài để họ có thể cạnh tranh tốt khi ở lại đất nước hoa anh đào.
Theo khảo sát tại 100 công ty vừa và nhỏ của Trường ĐH Reitaku, Việt Nam là một trong những nơi đến có triển vọng cho việc đầu tư vì lao động Việt Nam có những ưu thế như kinh phí thấp, chất lượng cao, tỉ lệ biết chữ cao, chăm chỉ, chịu khó, khéo tay và có nền giáo dục nhân tài mang tính toàn cầu.
Vì thế, chính các trường ĐH Nhật Bản cũng đang dang tay đón nhận du học sinh Việt Nam vì sự ham học hỏi của chính họ.
Tại hội thảo, trả lời câu hỏi của phụ huynh về lý do vì sao du học Nhật Bản đang ngày càng có sức hút đối với người Việt, bà Nguyễn Thị Thanh Minh, phó cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), cho biết có ba lý do chính làm nên sức hấp dẫn du học Nhật Bản: văn hóa Nhật Bản có nhiều điểm đặc biệt nhưng tương đối phù hợp với văn hóa Việt Nam; thời gian gần đây có nhiều trường ĐH, CĐ của Nhật Bản cung cấp cho học sinh, sinh viên Việt Nam nhiều học bổng với đa dạng các hình thức và Chính phủ Nhật Bản có nhiều chính sách để thu hút du học sinh Việt Nam.
Bên cạnh đó, bà Minh cũng lưu ý việc lựa chọn trung tâm tư vấn du học vì trong 4.000 trung tâm du học trên cả nước vẫn có nhiều trung tâm không có giấy phép, thậm chí có cả những trung tâm hoạt động theo kiểu “đa cấp”, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa.
Để tránh bị lừa, ngoài việc yêu cầu những giấy tờ cần thiết khi đến tư vấn, phụ huynh học sinh cũng nên xác thực thông tin về điều kiện học hành, tên trường bằng cách kiểm tra thông qua trang web thông tin của trường và liên hệ những đơn vị quản lý 
giáo dục để biết thêm.
5 yếu tố được công ty Nhật chú trọng
Ông Osamu Nakayama đã dẫn 5 yếu tố coi trọng của các công ty Nhật Bản dựa theo điều tra của Ủy ban Phát triển kinh tế (Nhật Bản) trên 255 công ty, gồm: nhiệt huyết, động lực (70,3%), khả năng hành động, thực hiện (50,5%), tính tập thể (54,2%), tính thành thật (34,7%), khả năng phát hiện và giải quyết công việc (27,5%).

Ông Yonekawa Hideki, chủ tịch Hiệp hội Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), cho biết lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật hiện đứng thứ ba sau Trung Quốc, Hàn Quốc và có xu hướng tăng mạnh. 

Bảng số lượng du học sinh tại Nhật Bản năm 2012 theo nghiên cứu của JASSO. Theo nghiên cứu, số lượng du học sinh Việt Nam xếp thứ ba lượng du học sinh tại Nhật Bản - Ảnh: Ngọc Tuyền
Từ năm 2011 đến năm 2012, số lượng du học sinh Việt Nam tại Nhật tăng gần gấp đôi, lên tới 11.174 du học sinh.
Đó là thông tin trong nghiên cứu “Thực trạng và các vấn đề về đào tạo nhân lực toàn cầu tại Nhật Bản” mà ông Yonekawa Hideki, chủ tịch Hiệp hội Hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO), phát biểu tại hội thảo khoa học quốc tế VJIC 2015 diễn ra sáng 19-9.
Ông Yonekawa Hideki cũng cho biết hình thức du học theo chương trình hiện đang tăng đột biến tại Nhật Bản, bao gồm các chương trình phái cử ngắn hạn như kỳ thực tập, thăm các di sản văn hóa Nhật Bản, chương trình ngôn ngữ trong học kỳ hè…  Trong đó, học sinh - sinh viên sẽ lấy học vị và nghiên cứu nếu cần thiết để lấy học vị.
Theo nghiên cứu của JASSO, tại Nhật Bản và phần lớn các nước trên thế giới có ba hình thức du học là du học theo đuổi tri thức tiến bộ, du học theo đuổi học vấn và du học theo hình thức chương trình.
Trong đó, du học theo đuổi tri thức tiến bộ và theo đuổi học vấn là hình thức du học truyền thống mà các quốc gia đang phát triển phái cử các sinh viên được tuyển chọn sang du học tại các nước hiện đại, hoặc các sinh viên chủ động du học nhằm muốn đạt trình độ cao hơn.
Những năm gần đây, số lượng sinh viên tham gia các chương trình du học ngắn hạn có chiều hướng tăng, không chỉ du học theo chiều từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển mà còn có chiều ngược lại nhằm trao đổi nguồn nhân lực toàn cầu.
Chính sách cơ bản để thúc đẩy việc du học Nhật Bản là “Đề án 300.000 du học sinh” (đến năm 2025) của thủ tướng Fukuda Yasuo khởi xướng năm 2008. Chính phủ Nhật Bản triển khai hàng loạt chính sách để thu hút nhân lực ưu tú của nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các cơ quan đào tạo ĐH, CĐ trong nước, quốc tế hóa các trường đại học.
 

theo báo Tuổi Trẻ

TUYỂN NAM HÀN XÌ Ở CHIBA NHẬT BẢN - LƯƠNG CAO

TUYỂN NAM HÀN XÌ Ở CHIBA NHẬT BẢN - LƯƠNG 145.000 YEN
Địa điểm làm việc: Chiba
Tuyển thợ hàn bán tự động : Yêu cầu nam có tay nghề hàn
Tuổi từ 20-28
Yêu cầu khác: Chăm chỉ, khỏe mạnh, sáng sủa, không bệnh tật
Lương cơ bản: 145 000 yen/tháng
Bảo hiểm xã hội, bản hiển thân thể, bảo hiểm thất nghiệp: Theo luật pháp Nhật Bản quy định
Dự kiến thi tuyển: Đầu tháng 1/2017
Dự kiến xuất cảnh: Tháng 5/2017
Lao động đến đăng ký trực tiếp đi Nhật bản tại Công ty thông qua website http://thanglongosc.edu.vn/ sẽ được hỗ trợ 10 TRIỆU
 
Công ty Cổ phần Đầu tư và Hợp tác quốc tế Thăng Long 
Địa chỉ: số 6, tầng 8 tòa nhà Hội LHPN Đường Tôn Thất Thuyết , Cầu Giấy, Hà Nội
ĐT: 0868.986.528 - 0981057683 - 0981 079 233 - 0981 079 362 - 0981052583

TUYỂN NAM HÀN XÌ Ở CHIBA NHẬT BẢN - LƯƠNG CAO

Trang trí phòng ký túc xá theo phong cách Nhật Bản

Trang trí phòng ký túc xá theo phong cách Nhật Bản 
Đây là cách bày biện ký túc xá theo phong cách người Nhật của nữ sinh Trung Quốc khiến nhiều người cảm thấy xấu hổ vì sự bừa bộn và cẩu thả của mình. Không gian chật hẹp ở ký túc xá vẫn có thể biến thành nơi tạo cảm hứng, sáng tạo cho mỗi sinh viên
 
 
Theo BuzzFeed ngày 13/12, cộng đồng Trung Quốc đang chia sẻ rầm rộ những hình ảnh về một căn phòng ký túc xá sinh viên. 
 
 
Những bức ảnh được đăng lên mạng xã hội Weibo bởi một nữ sinh ở Đại học Xihua, Tứ Xuyên, Trung Quốc.

 
 
 
Căn phòng đặc biệt này là thành quả của 4 sinh viên khoa tiếng Nhật. Tình yêu với xứ sở mặt trời mọc giúp họ cùng nhau lên ý tưởng và thực hiện trang trí một căn phòng như trong mơ. 
 
 
Tấm rèm in tác phẩm "Sóng lừng ngoài khơi Kanagawa" nổi tiếng ở Nhật Bản được treo phủ quanh phòng. 
 
 
Với chiếc bàn gọn gàng, trang trí đơn giản mà ấn tượng, nhiều người nhận xét họ sẽ có cảm hứng học tập hơn nếu ngồi vào đây. 
 
 
Theo người đăng những hình ảnh này lên mạng, cách bài trí căn phòng được lấy cảm hứng từ nghệ sĩ Nhật Katsushika Hokusai, người nổi tiếng với những bức họa khắc trên gỗ, hay còn gọi là "những bức tranh của thế giới nổi". 
 
 
Dù sử dụng nguyên liệu giấy dán rất đơn giản và tiết kiệm, căn phòng vẫn thoát khỏi vẻ nhàm chán của đa số ký túc xá sinh viên. 
 
 
Từng chi tiết nhỏ trong phòng chứng minh những nữ sinh này rất cẩn thận và tinh tế. Mọi nguyên liệu, nội thất trong phòng được tham khảo và đặt mua online. 
 
 
Một nữ sinh ở phòng này cho biết tất cả đều yêu phong cách Nhật Bản, nhưng không có nghĩa là chống lại chủ nghĩa yêu nước. 
 
 
Bên dưới bài đăng về căn phòng ký túc xá kiểu Nhật, nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ với con mắt nghệ thuật của các nữ sinh, đồng thời chia sẻ phòng của mình với những bình luận hài hước: "Đều là ký túc xá mà trông hoàn toàn khác nhau".

Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Học từ vựng tiếng Nhật về nhà cửa

Học từ vựng tiếng Nhật về nhà cửa dành cho các bạn đam mê kiến trúc xây dựng. Học tiếng Nhật cơ bản không khó, bạn có thể dành thời gian khoảng 1tiếng mỗi ngày để học đảm bảo từ vựng bạn nắm rất nhanh
Bạn có muốn dành ra mỗi ngày 1 tiếng cho việc học từ vựng và đảm bảo sau 2 tháng bạn sẽ là 1 kho từ điển sống về từ vựng tiếng Nhật đấy. Chúng ta bắt đầu học nhé
  1. 建物(たてもの): Toà nhà
  2. ビル: Cao ốc
  3. アパート: Khu chung cư
  4. ホテル: Khách sạn
  5. コンビニ: Cửa hàng tiện lợi
  1. スーパー: Siêu thị
  2. レストラン: Nhà hàng
  3. 郵便局(ゆうびんきょく): Bưu điện
  4. 銀行(ぎんこう): Ngân hàng
  5. 図書館(としょかん): Thư viện
  1. 交番(こうばん): Đồn cảnh sát
  2. 空港 (くうこう): Sân bay
  3. 港(みなと): Cảng
  4. 寮(りょう): Ký túc xá
  5. 寄宿舎(きしゅくしゃ): Nhà trọ (cho sinh viên), ký túc xá
  6. 水族館(すいぞくかん): Bể thủy sinh
  1. 博物館(はくぶつかん): Bảo tàng
  2. 大使館(たいしかん): Đại sứ quán
  3. 旅館(りょかん): Nhà trọ (kiểu Nhật)
  4. 宴会場(えんかいじょう): Khu hội nghị
  5. 会場(かいじょう): Hội trường
  6. 保育園(ほいくえん): Nhà trẻ (thường cho trẻ nhỏ)
  7. 幼稚園(ようちえん): Trường mẫu giáo (để chuẩn bị vào tiểu học)
  8. 動物園(どうぶつえん): Sở thú
  9. 質屋(しちや): Tiệm cầm đồ
  1. 居酒屋(いざかや): Quán rượu
  2. 風呂屋(ふろや): Nhà tắm công cộng
  3. 市場(いちば): Khu chợ
  4. 床屋(とこや): Tiệm cắt tóc
  5. 美容院(びよういん): Thẩm mỹ viện
Đấy, các bạn có thể đơn giản không nào

Tăng lương nhờ sơn móng tay chỉ có ở Nhật Bản

 Đàn ông mong tăng lương, thăng chức nhờ sơn móng tay đúng là chỉ có ở Nhật Bản

Dù số tiền bỏ ra không phải là nhỏ, có khi tới 100 USD/lần nhưng nhiều đàn ông Nhật Bản vẫn đua nhau đi làm móng hòng mong có thể thăng quan tiến chức

Trong một xã hội nơi mà từ khi còn là một đứa trẻ mẫu giáo cho tới tận khi nghỉ hưu, khi ra đường luôn luôn phải tuân theo những chuẩn mực, quy tắc xã hội nhất định như Nhật Bản thì muốn trở nên nổi bật và chứng tỏ được “cái tôi” quả là chẳng dễ dàng gì.
Đặc biệt là đối với những nam công chức lúc nào cũng phải khoác lên mình chiếc áo trắng cổ cồn và bộ comple lịch lãm khi tới công sở thì khi bước ra ngoài đường họ chỉ là một trong hàng triệu người đang chen chúc ngoài kia.
Tuy nhiên, một thế hệ doanh nhân trẻ ở Nhật Bản gần đây đã sáng tạo ra một xu hướng mới để tự làm cho mình luôn nổi bật để thu hút sự chú ý, điều mà từ trước tới giờ họ luôn không được khuyến khích.

Nỗ lực để khiến mình khác biệt
Hàng nghìn người đàn ông thuộc mọi ngành nghề từ trình dược viên cho tới kỹ sư thiết kế phần mềm mỗi tuần bỏ ra cả hàng trăm USD để làm móng với đủ màu sắc, kiểu dáng, thậm chí có người còn vẽ cả logo công ty lên đó.
Nhiều người cho biết, sau khi làm móng xong họ đã được thăng chức tăng lương, có nhiều người muốn làm bạn và đặt vấn đề yêu đương hơn trước đây.
Được biết, xu hướng này xuất phát từ truyền thống sơn biểu tượng gia tộc lên ngón cái bàn tay trái của ninja Nhật Bản. Ngón tay được sơn bằng dấu hiệu và một chất liệu riêng dùng để phân biệt kẻ đột nhập hoặc gián điệp trà trộn vào tổ chức.

Hiện tại, ở Nhật Bản, có rất nhiều tiệm nail cao cấp chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc móng cho nam giới. Khái niệm “làm móng phong thủy” đã xuất hiện khoảng một vài năm trước nhưng thời gian gần đây nó mới rộ lên như một phong trào.
“Tôi thường đổi 2 hoặc 3 kiểu làm móng mỗi tuần nếu có thời gian và nó thường trở thành chủ đề để tôi có thể nói chuyện thân thiết hơn cùng khách hàng của mình. Tất nhiên việc làm móng rất tốn kém nhưng nó cũng đáng đồng tiền bát gạo”, anh Genki Tsuitachi chia sẻ.
Mặc dù tốn tới cả 100 USD để làm móng tại một cửa hiệu ở Tokyo nhưng tại sao những người đàn ông chính hiệu ở Nhật Bản vẫn cứ tìm đến nườm nượp? Lý do đưa ra chắc chắn sẽ khiến khối người không thể tin nổi.
“Sếp của tôi đã rất ấn tượng khi nhìn thấy bộ móng tay được sơn sửa cẩn thận và vẽ logo công ty nên đã mở lời hỏi han… 2 tháng sau, tôi từ một nhân viên quèn trở thành trợ lý giám đốc”, anh Jin (26 tuổi) hiện đang làm việc tại một công ty truyền thông lớn ở Tokyo cho biết.
Theo anh Jin, nhờ có bộ móng tay ấn tượng mà anh có được cuộc sống thoải mái và công việc thành công như hiện tại.
Do đó mặc dù vẫn bị đồng nghiệp lôi ra làm trò đùa nhưng anh chàng này vẫn đều đặn nhờ bạn gái hoặc đến tiệm làm móng đều đặn vài tuần một lần với niềm tin chính bộ móng đã đem lại cho mình may mắn.

Đối với những nhân viên bình thường thì những bộ móng này không hẳn là để khẳng định vị thế và là để gây ấn tượng, để được chú ý, đặc biệt là khi làm việc với các công ty nước ngoài.
“Từ trước đến nay, người phương Tây thường có quan niệm tất cả người Châu Á đều giống nhau nên khi sang Mỹ công tác, tôi có nhiệm vụ phải làm cho mình thật sự khác biệt và khiến cho công ty đối tác nhớ đến.
Chính vì vậy, trước khi đi, tôi đã đi làm móng và đạt được hiệu quả không ngờ. Từ đó về sau, đối tác luôn nhớ tôi là ai thay vì nhầm lẫn với các đồng nghiệp khác, một nhân viên thiết kế website 35 tuổi cho biết.
Theo chị Emi Warai, chủ một tiệm móng ở Tokyo nơi có hơn 35 khách nam trung thành thường xuyên lui tới, một bộ móng ấn tượng có sức mạnh đổi đời đối với chính những khách hàng của họ.
“Rất nhiều khách hàng của tôi đã từng chia sẻ họ gặt hái nhiều thành công trong công việc hơn, được thăng chức, tăng lương nhờ có bộ móng khác biệt”, bà chủ hàng nail cho biết.

Ẩm thực đường phố Nhật Bản đôi khi là cả một nghệ thuật

 Các bạn thân mến

Văn hóa ẩm thực đường phố hiện hữu ở mọi quốc gia, và với Nhật Bản, đó là những xe hàng rong yatai bình dân mà đặc sắc.

“Yaki-imo…!”, “Yaki-imo…!”
Nếu đi dạo trên đường phố Nhật Bản vào những ngày thu đông này, bạn dễ dàng bắt gặp tiếng rao “yaki-imo!” từ những xe khoai lang nướng thơm ngào ngạt. Khoai lang chỉ là một trong số ít đặc sản đường phố bán trên xe đẩy của Nhật – góp phần tạo nên văn hóa yatai – văn hóa của những nhà hàng lưu động trên xe.
Nếu ở Việt Nam có truyền thống buôn bán trên đòn gánh, thì ở Nhật đó là những chiếc xe đẩy bé xinh và tích hợp cả một căn bếp trong đó. Yatai đã sớm phổ biến từ hàng trăm năm trước, vào thời Edo, dưới dạng những chiếc xe kéo bằng gỗ có bếp ở bên trong.
Người bán hàng sẽ kéo xe và rao hàng giống y như ở Việt Nam vậy. Trải qua thời gian, những chiếc xe thô mộc được trang bị thêm động cơ, bếp điện. Ngày nay mỗi một chiếc yatai đều đáp ứng nhu cầu cơ bản của một quán ăn: bếp, chỗ ngồi và khu đựng nguyên liệu.
Một yatai truyền thống….

… và yatai hiện đại với 8-12 chỗ ngồi.

Với phần bếp lưu động thế này, yatai cũng đảm bảo món ăn luôn tươi ngon và nóng sốt.
Yatai mở ra vì nhu cầu của người bình dân và nó cũng đại diện cho đời sống bình dân, thường nhật của xứ hoa anh đào. Người ta ăn trên yatai vào các ngày lễ hội đông đúc khi không có thời gian để ăn chậm uống chậm, nó cũng rất phổ biến vào ban đêm – thời gian công nhân Nhật tan làm và cần cái gì đấy để cứu đói.
Hình ảnh một ông chủ quán yatai vật lộn để kiếm sống trong truyện ngắn của Satomuza Kinzo luôn đọng lại cảm giác thân thương với người Nhật: Năm 1933, vào thời đại kinh tế bấp bênh, thứ đại diện cho tầng lớp bình dân cũng như phần lớn người Nhật, không phải sushi băng chuyền hay các quán ăn truyền thống “sang chảnh”, mà chính là xe hàng rong yatai.
Ăn hàng cũng lắm công phu
Tuy nhiên, không phải vì cơ động, tiện lợi mà việc ăn uống trên các xe hàng rong lại trở nên tùy tiện và lộn xộn. Yatai có sự tinh tế riêng của nó, và bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc để thưởng thức trọn vẹn văn hóa này và không trở nên bất lịch sự trong ăn uống.

Đầu tiên, nếu quyết định làm một chuyến du hành ẩm thực đường phố, đừng bỏ qua Fukuoka. Đây được xem là “thánh địa” yatai với hàng trăm quầy hàng, đặc biệt là khu vực sông Naka. Dạo quanh sông đến khi đói bụng thì tạt vào một quán nào đó, thưởng thức xiên nướng hoặc lẩu nóng, nhấm nháp chút sake trong khi tán chuyện rôm rả với bạn bè – đây là một kiểu “ăn nhậu” rất nên thơ, rất Nhật Bản mà ai cũng nên thử một lần trong đời.
Bạn cũng nên nhớ rằng các quán yatai “xôm tụ” nhất là vào chiều tối, từ 6 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau, nếu muốn ăn ngon thì phải đi vào thời điểm này nhé! Đặc biệt, ở Nhật, việc vừa đi vừa ăn hoặc mua thức ăn rồi đem lên tàu điện ngầm là cực kì bất lịch sử.
Họ thể hiện sự tôn trọng với món ăn bằng việc ngồi yên một chỗ để thưởng thức. Hãy ngồi lại cửa hàng, bỏ vài phút tận hưởng món ăn một cách trọn vẹn. Trò chuyện với chủ quán cũng giúp bạn hiểu thêm về ẩm thực, thổ nhưỡng và văn hóa của nơi bạn đang thăm thú đấy!

Đặc sản yatai
Phần đáng mong đợi nhất là đây: Yatai bán những cái gì?
Có một điều khá bất ngờ là những món Nhật phổ biến với quốc tế, hầu hết đều xuất phát từ các xe hàng rong này. So với văn hóa ẩm thực truyền thống tinh vi, tính đặc thù cao, các món ăn vặt của yatai dễ làm và truyền bá hơn nhiều.
Chúng cũng thường là các món chiên, xào hoặc lẩu cho phù hợp với điều kiện căn bếp lưu động, vì thế dễ dàng “được lòng” giới trẻ, làn rộng ra khắp quốc gia.
Cùng chiêm ngưỡng và thèm “chảy nước miếng” với các món ngon bán trên yatai nào!
Hakata-ramen

Mì ramen với nước xương hầm và vị ngọt đậm đặc trưng. Khác với các loại ramen thông thường, nước dùng của hakata ramen cực chất lượng với phần xương và thịt ninh nhừ đậm đà
Okonomiyaki và Takoyaki

Bánh bột có nhân bạch tuộc, hai món này có nguyên liệu khá giống nhau và đặc trưng là được làm trên chiếc chảo/khuôn lớn, ăn tới đâu làm tới đó cho nóng sốt.
Oden

Lẩu “tả pí lù” với đậu phụ, bánh cá, nước dùng tương đậu nành, khá giống các loại lẩu Hàn Quốc nhưng bớt cay và vị thanh nhẹ hơn.
Yakisoba

Mì xào với thịt bò và cải, có thêm vị béo và hơi ngọt, khá hấp dẫn nhờ phần sốt mayonnaise rất Tây kết hợp cùng katsuobushi (cá ngừ khô) đậm chất Nhật.
Kushiyaki

Chủ yếu là thịt gà và da gà, còn có bò, heo, bạch tuộc… còn có cả các loại viên chiên nhưng đặc điểm chung đều là dễ ăn, ít dầu mỡ.
Taiyaki

Nếu chúng ta thường chỉ ăn nhân kem hoặc đậu đỏ, thì ở các yatai bạn có thể tìm thấy đủ loại nhân khác nữa: phô mai, dừa, mè đen và cả nhân mặn.
Baby Castella

Ngộ nghĩnh và thơm ngon – những chiếc bánh bông lan mật ong “mềm như bông” này thường được làm size nhỏ với các hình thù ngộ nghĩnh như gấu, mèo, thỏ…
Bánh crepe Nhật

Món này đặc biệt ở chỗ là đầu bếp sẽ cuộn thành hình cái phễu cho bạn dễ cầm hoặc mang đi, nhân bên trong cũng hay có thêm các món rất Nhật như đậu đỏ, thạch, mochi…